“Kể chuyện” là một thuật ngữ thường bị dùng sai, vì hầu hết mọi người sẽ lấy bút hoặc bàn phím để "kể" câu chuyện của họ hơn là truyền đạt bằng lời nói. Các tác giả thường viết truyện chứ không kể chuyện. Vậy tại sao chúng ta lại lờ đi điều này khi muốn trẻ em học kể chuyện? Có thể là vì ở lứa tuổi và giai đoạn phát của trẻ, các em vốn không thể viết quá nhiều. Nhiều trẻ không được sinh ra trong những gia đình giàu chữ. Có khi vì chẳng ai thèm bận tâm giải thích cho trẻ những khái niệm hay phương thức thực hiện điều đó. Các bậc phụ huynh thường được ví như người thầy đầu tiên của trẻ, điều này không sai, nhưng cũng chỉ đúng ở một mức độ nào đó. Cha mẹ không phải là giáo viên theo nghĩa đen, đó là lý do tại sao xã hội vẫn cần có những người làm nghề giáo. Nhiệm vụ chính của một giáo viên là phải bổ sung, phát triển và mở rộng công cuộc giáo dục mà phụ huynh đã bắt đầu tại nhà. Do đó, việc làm gương từ các trường học là rất quan trọng để phát triển và mở rộng tiềm năng của trẻ trong giai đoạn đầu đời. Tích hợp văn hóa kể chuyện vào chương trình họcTrường học có thể đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích học sinh kể những câu chuyện của bản thân thông qua việc tích hợp hoạt động kể chuyện bằng lời nói vào chương trình học, chẳng hạn như:
Xây dựng văn hóa trường học coi trọng nghệ thuật kể chuyện bằng lời nóiXây dựng văn hóa trường học coi trọng và hỗ trợ nghệ thuật kể chuyện bằng lời nói có thể tạo ra tác động lớn đến động lực kể chuyện của trẻ. Các trường học có thể:
|
Cung cấp các nguồn lực và sự hỗ trợ cho hoạt động kể chuyện bằng lời nóiTrường học nên đảm bảo trẻ có cơ hội tiếp cận các nguồn lực và sự hỗ trợ cho hoạt động kể chuyện bằng lời nói thông qua :
Những gợi ý trên có thể hơi cao siêu, nhưng đối với một số trường học, chúng có thể mang lại kết quả, vì vậy tôi đã cố ý liệt kê tất cả các chiến lược và kết quả đa dạng nhằm giúp bạn thấy rõ một số viễn cảnh có lợi cho cả học sinh và giáo viên. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kể chuyện hợp tácCác hoạt động kể chuyện hợp tác có thể giúp trẻ học hỏi lẫn nhau cũng như phát triển các kỹ năng kể chuyện. Trường học có thể:
Khuyến khích nghệ thuật kể chuyện đa dạng và hòa nhậpKhuyến khích các hoạt động kể chuyện đa dạng và hòa nhập sẽ giúp trẻ hiểu rõ về tầm quan trọng của việc tôn trọng các quan điểm và trải nghiệm khác nhau. Các trường học có thể:
Làm thế nào để nuôi dưỡng nghệ thuật kể chuyện bằng lời nói ở trẻ?Ở cương vị giáo viên, điều quan trọng đầu tiên mà bạn phải ý thức rõ ràng, là việc sáng tạo và chia sẻ một câu chuyện bằng lời nói có thể rất trừu tượng và đáng sợ với một số trẻ. Ngay cả đối với người lớn, kể chuyện cũng không phải một việc dễ dàng. Do đó để giúp học sinh nắm rõ hơn kỳ vọng của bạn, hãy làm mẫu cho trẻ. Hãy đứng ở trước lớp và bắt đầu kể chuyện. Cho trẻ được nhìn, nghe và cảm nhận những gì đang diễn ra xung quanh. Trong quá trình kể chuyện, hãy yêu cầu trẻ nhắm mắt lại để cảm nhận từng từ mà bạn nói, đồng thời khuyến khích các em liên tưởng hình ảnh và hình dung câu chuyện ngay trong tâm trí của mình. |
Nhớ thường xuyên thay đổi cao độ cũng như sắc thái biểu cảm khi bạn nâng hay hạ tông giọng của mình. Thỉnh thoảng, bạn cũng có thể tạm dừng vào một thời điểm thích hợp nếu muốn nhấn mạnh vào một chi tiết nào đó. Cách diễn đạt bằng giọng nói rất quan trọng trong việc làm cho trẻ cảm thấy hạnh phúc và tạo động lực cho trẻ thử sức với những điều mới lạ. Trẻ con vốn tò mò về mọi thứ trong cuộc sống nhưng lại thường lo lắng về việc thất bại. Điều này, đối với một số trẻ, chủ yếu là vì sợ bị bạn bè trêu chẳng hạn. Tuy nhiên, nếu thấy một người khác (trong trường hợp này là bạn) kể chuyện trước lớp một cách dễ dàng, trẻ sẽ cảm thấy việc đó cũng không quá khó và dần dần sẽ muốn tự mình trải nghiệm. Sau khi đã giải quyết xong tất cả những câu hỏi “giá như” và hoàn thành câu chuyện của mình, bạn có thể kết hợp yếu tố nghệ thuật vào quá trình đó. Hãy yêu cầu học sinh vẽ những gì các em cảm nhận sau khi lắng nghe câu chuyện của bạn. Đây là một cách hữu ích trong việc mở rộng và phát triển tư duy, từ vựng và kỹ năng giao tiếp của trẻ. Trong quá khứ, học sinh luôn luôn bị mắng khi kể lể gì đó về trẻ khác. Tại sao chúng ta không thử điều ngược lại: cho trẻ làm chính điều đó, rồi dành tặng những lời ngợi khen và khích lệ khi trẻ làm như vậy? Phát triển kỹ năng kể chuyện bằng lời nói cho học sinh vốn là điều cần thiết để nuôi dưỡng trí tưởng tượng, tính sáng tạo và khả năng giao tiếp của các em. Tuy nhiên, nhiều trẻ vẫn gặp khó khăn với việc không biết phải nói những gì và nói như thế nào khi mới bắt đầu học cách kể lại câu chuyện của bản thân. Giáo viên cần nhấn mạnh rằng các bé thực chất đang chơi một trò chơi không có quy tắc cụ thể, và do vậy không có vấn đề gì nếu trẻ đột nhiên muốn thay đổi câu chuyện của mình. Trẻ hoàn toàn có thể sáng tạo ra bất cứ thứ gì và nói về bất cứ điều gì. “Nghệ thuật kể chuyện” chỉ đơn giản là một hoạt động cho phép trẻ thực hành và học cách làm điều gì đó mà thôi. Bảng chữ cái, chuỗi ký tự A-Z, hay một câu chuyện, cũng chỉ là như vậy, chúng giúp trẻ học để làm điều gì đó. Nghe thì dễ, nhưng làm thế nào để bắt đầu? Hướng dẫn tổng quan này nhằm giúp các trường học tạo ra một môi trường mang tính khuyến khích và động viên học sinh sử dụng lời nói để kể chuyện, nhờ đó giúp trẻ trở nên tự tin, biết diễn đạt mạch lạc và tự nhiên nhất. Đừng quên duy trì sự liên tục và nhất quán, cũng như kêu gọi các bậc phụ huynh tham gia vào quá trình ấy, vì trẻ cũng cần được thực hành kể chuyện tại nhà. Kết luậnTóm lại, việc xây dựng văn hóa kể chuyện bằng lời nói trong trường mầm non là một cuộc hành trình đầy ý nghĩa và bổ ích, đòi hỏi bạn phải lập kế hoạch một cách cẩn thận, giảng dạy tỉ mỉ và quan trọng nhất là duy trì được ngọn lửa đam mê trong mình. Hãy nhớ rằng chúng ta đã được trao tặng cơ hội đặc biệt để khơi gợi sự sáng tạo và ham muốn biểu đạt bằng lời nói trong các em học sinh ngay từ khi trẻ mới bắt đầu. Bằng cách tích hợp nghệ thuật kể chuyện vào chương trình giáo dục, chúng ta không chỉ đơn thuần là đang giảng dạy, mà còn đang mở ra cánh cửa tới thế giới rộng lớn ngoài kia, thúc đẩy tính bao dung và trang bị cho trẻ sự tự tin để cất lên tiếng nói của riêng mình. Các hoạt động kể chuyện hợp tác không chỉ gói gọn trong việc đem lại niềm vui; chúng còn là những viên gạch đầu tiên trong việc dựng xây tinh thần làm việc nhóm, lòng cảm thông và kỹ năng lắng nghe tích cực. Những nguồn lực và sự hỗ trợ mà chúng ta cung cấp cho nghệ thuật kể chuyện bằng lời nói chính là công cụ đắc lực giúp các học sinh mẫu giáo trở thành những nhà thám hiểm tò mò, những người sáng tạo nên các câu chuyện hấp dẫn nhất. Nhưng quan trọng hơn cả, khi chúng ta nuôi dưỡng nền văn hóa kể chuyện phong phú này, chính chúng ta cũng đang chăm sóc một thế hệ các nhà kể chuyện đầy sáng tạo và tài năng, những cá thể mà từng lời nói phát ra có thể góp phần tô điểm cho thế giới với những giấc mơ, ý tưởng và những cuộc phiêu lưu vĩ đại và rực rỡ. Vì vậy, đừng quên tận dụng tối đa đặc quyền của một nhà giáo dục. Hãy khích lệ, hỗ trợ và tôn vinh hành trình kể chuyện của từng trẻ trong khi chúng ta vẫn đang không ngừng kinh ngạc trước những câu chuyện hấp dẫn mà các bé tạo nên. Và hãy nhớ, mỗi câu chuyện được kể trong trường mẫu giáo của bạn là một minh chứng hùng hồn cho một môi trường an toàn, mang tính nuôi dưỡng và thúc đẩy sáng tạo mà bạn có thể mang đến cho những thiên thần bé nhỏ của mình. |